Lựa chọn dầu động cơ

08/08/2023

Hiện nay giữa rất nhiều loại dầu động cơ có mặt trên thị trường với nhiều thương hiệu, nhiều chủng loại đến từ nhiều quốc gia. Chất lượng sản phẩm từ bình dân đến cao cấp và các hãng nhái. Người tiêu dùng hầu như giao phó cho thợ sửa xe hoặc người bán hàng. Nhưng các thợ sửa xe, người bán hàng có thật sự hiểu biết về dầu động cơ hay chỉ là yếu tố bán hàng thu lợi nhuận? Vì vậy người sử dụng xe cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhằm lựa chọn đúng dầu động cơ cho chiếc xe của mình.

Моторное масло KIXX HD-1 CI-4/SL 10w40 4L купить в Алматы

Sản phẩm dầu nhờn động cơ cao cấp Kixx CI-4/SL 10W-40 


Chức năng của dầu động cơ

Dầu động cơ là một phần không thể thiếu cho hoạt động của động cơ. Chức năng cơ bản đầu tiên là bôi trơn, chống mài mòn. Ngoài ra còn có rất nhiều chức năng quan trọng khác, như:
- Chức năng làm mát
- Chức năng làm sạch
- Chức năng làm kín
- Chức năng chống ăn mòn, chống rỉ
- Chức năng giảm ồn…

Tính chất của dầu động cơ

Dầu động cơ có nhiều chức năng nhưng phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt: nhiệt độ cao, áp suất cao, ứng suất lực cao, chất oxy hóa (Oxy, Ozon, NOx, SOx…), các chất ô nhiễm (nước, sản phẩm cháy phụ, bụi đất, acid, sản phẩm oxy hóa, cặn bùn…). Vì vậy để làm việc trong môi trường này trong thời gian đủ lâu thì dầu động cơ phải mang trong mình đầy đủ các tính chất sau:
- Sự bền nhiệt, chống lại bẻ gãy mạch phân tử
- Bền oxy hóa chống lại sự biến chất, phản ứng ngưng tụ tạo cặn bùn
- Giảm hình thành bồ hóng khi cháy
- Bền trượt cắt
- Tẩy rửa – phân tán cặn bẩn
- Trung hòa axit
- Tách nước, tách bọt tốt
- Giảm tạo tro khi cháy

Lựa chọn thương hiệu dầu nhờn


Dầu động cơ tại thị trường Việt Nam đến từ các hãng trên Thế giới có nhà máy tại Việt Nam như Castrol, Shell, Motul…, các hãng dầu nhập khẩu như: Mobil, GS, BlackGold… và các hãng dầu trong nước như PLC, Mekong, PV Oil Lube… Khi lựa chọn hãng dầu cần tìm hiểu thông (báo chí, internet…) tin nhà sản xuất tránh chọn những nhãn hiệu nhái, hàng giả gán các tên thương hiệu vô tội vạ. Nếu chọn dầu nhập khẩu cần kiểm tra nguồn gốc (truy xuất mã vạch, mã QR) và có tem phụ của đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam. 

Cần cẩn thận với những loại dầu sản xuất trong nước với công nghệ nước ngoài, tên rất “Tây” được quảng cáo gây hiểu nhầm là hàng nhập khẩu, bán với giá cao hơn giá trị thực. Nên tìm hiểu các loại nhớt hay làm giả trên thị trường để cận thận hơn khi lựa chọn. Hãy chọn những loại dầu động cơ có nguồn, xuất xứ rõ ràng tránh lựa chọn dầu có sự nhập nhèm gây hiểu lầm. 

Khi mua sản phẩm dầu nhờn cần tìm mua tại các nhà phân phối, đại lý chính thức, tránh mua từ các cá nhân nhỏ lẻ để tránh gặp phải hàng giả, đặc biệt là cá thương hiệu thường bị làm giả trên thị trường.

Phân loại cấp độ nhớt

Dầu động cơ thường được phân loại bởi SAE (Society of Automotive Engineers – Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Quốc tế). Dầu động cơ được chia thành  dầu đơn cấp và dầu đa cấp. Dầu đơn cấp mùa đông như SAE 10W, 20W, 25W… con số trước đánh giá khả năng làm việc, khởi động ở nhiệt độ thấp (màu đông), chữ số càng nhỏ dầu làm việc ở nhiệt độ âm càng sâu, chữ “W” là viết tắt của từ “Winter” nghĩa là “Mùa đông”. Dầu đơn cấp màu hè như SAE 40, 50… con số hiểu hiện khả năng làm việc ở môi trường nhiệt độ cao (màu hè), con số càng cao dầu làm việc ở nhiệt độ môi trường càng cao. Dầu đa cấp như SAE 10W-40, 20W-50… mang tính chất của cả dầu mùa đông và dầu mùa hè với chữ số tương ứng. Ví dụ dầu SAE 10W-40 có tính chất của dầu mùa đông SAE 10W và dầu mùa hè SAE 40.

Phân loại chất lượng

Phân loại chất lượng dầu động cơ thường theo tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute – Viện Dầu khí Hoa Kỳ). Với dầu động cơ xăng được phân loại: SA, SB, SC,…, SJ, SL, SM, SN. Chữ “S” đầu tiên là viết tắc của chữ “Spark” nghĩa là “Đánh lửa”. Chữ cái theo sau theo thứ tự trong bảng chữ cái tăng dần về chất lượng.  Chỉ còn cấp API SJ, SL, SM, SN là còn hiện hành, còn lại đã lỗi thời. Sản phẩm API SM cho động cơ xăng sản xuất từ năm 2004, API SN cho động cơ xăng, xăng pha ethanol đến 85% sản xuất từ năm 2010.

Dầu động cơ diesel được phân loại: CA, CB,…CF, CF-2, CF-4,…CI-4, CJ-4, CK-4. Chữ “C” viết tắc của từ “Compress” nghĩa là “Nén”, chữ cái tiếp theo theo thứ thự bảng chữ cái tăng dần về chất lượng, chữ số “2” hoặc “4” nghĩa là dầu cho động cơ 2 thì hoặc 4 thì. Hiện nay chỉ còn dầu API CF, CF-2, CH-4, CI-4, CJ-4, CK-4 và dầu FA-4 (dầu FA-4 tương đương chất lượng với CK-4 nhưng có ma sát thấp hơn) là còn hiện hành, còn lại đã lỗi thời và không còn được chứng nhận. Dầu CJ-4 cho động cơ sản xuất từ năm 2007, dầu CI-4 cho những động cơ sản xuất từ năm 2002.

Phân loại dầu gốc

Dầu gốc được API phân loại thành 5 nhóm: nhóm I, II, III là dầu gốc khoáng, nhóm IV là dầu tổng hợp PAO (PolyAlphaOlefin), nhóm V là dầu còn lại (dầu động thực vật, dầu tổng hợp khác). Trong đó dầu gốc nhóm III có thể xếp là dầu tổng hợp hoặc dầu bán tổng hợp (tùy thuộc công nghệ sản xuất). Dầu động cơ sản xuất từ dầu gốc nhóm I có chất lượng kém nhất. Từ dầu gốc nhóm II có chất lượng tốt hơn. Các sản phẩm từ dầu khoáng nhóm I, II có giá thành thấp, chất lượng bôi trơn kém hơn, nhanh bay hơi và tuổi thọ kém. Sản phẩm từ dầu gốc nhóm III, IV, dầu tổng hợp khác có chất lượng rất cao, ít bay hơi, giá thành cao hơn. Trên thị trường cũng có dầu bán tổng hợp (có thể là dầu nhóm III hoặc dầu tổng hợp pha với dầu khoáng) giúp cân bằng giữa chất lượng và giá thành.

Lựa chọn độ nhớt và chất lượng

Khi lựa chọn cấp độ nhớt của đầu động cơ cần theo sự chỉ dẫn của nhà chế tạo, nhưng có các lưu ý sau: 
Động cơ mới chọn dầu có độ nhớt thấp như 5W-40, 10W-40, 15W-40; Động cơ hoạt động lâu năm chọn dầu có độ nhớt cao hơn như 20W-50, hạn chế chọn dầu có độ nhớt loãng nếu động cơ hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt như 0W-30, 5W-30, 10W-30; Đặc biệt không dùng các sản phẩm dầu nhờn rất loãng như 0W-20, 5W-20 hoặc thấp hơn nửa vì không phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Tất cả các sản phẩm khuyến cáo dưới đây đều phù hợp với tiêu chuẩn khí thải hiện hành ở Việt Nam. Đối với xe máy với tiêu chuẩn khí thải thấp (xe cũ) dùng dầu SJ hoặc SL. Đối với xe mới có tiêu chuẩn khí thải EURO III dùng dầu SL hoặc SM. Đối với ô tô chạy xăng những xe sản xuất trước năm 2007 dùng dầu SL trở lên, xe mới hơn dùng dầu SM hoặc SN. Đối với ô tô, xe tải nặng, xe cơ giới chạy diesel: sản xuất trước năm 2007 nếu không có turbo dùng dầu CF, nếu có turbo dùng dầu CF-4, CH-4, CI-4. Động cơ mới hơn dùng dầu CI-4 hoặc CJ-4.

Ở cùng cấp chất lượng in trên bao bì nhưng nếu sản xuất từ dầu gốc khác nhau (dầu khoáng, dầu bán tổng hợp, tổng hợp) và các phụ gia khác nhau cũng cho chất lượng khác nhau. Vì vậy trên thị trường các sản phẩm dầu động cơ với các phẩm chất in trên bao bì tương đương nhau nhưng chất lượng khác nhau hoàn toàn, chưa kể nhiều sản phẩm chưa được các tổ chức Quốc tế như API chứng nhận.

Các ông chủ đội xe hay bác tài cần nắm vững các nguyên tắc trên để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

Liên hệ với GS Việt Nam để nhận được sự tư vấn phù hợp. Chúc bạn thành công!!!

Tin tức khác

Thương hiệu dầu nhờn Kixx thuộc tập đoàn GS Caltex vừa chính thức ra mắt dòng sản phẩm dầu động cơ cao cấp mới. Được tối ưu hóa để mang lại hiệu suất hoàn hảo, Kixx G1 SP đáp ứng các tiêu chuẩn dầu nhớt mới nhất API SP do Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) ban hành.
Giải thưởng Thương hiệu đầu tiên của Hàn Quốc được tổ chức bởi Hội đồng Khách hàng và người chiến thắng được lựa chọn trực tiếp bởi người tiêu dùng thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến, di động và điện thoại. Là một trong những lễ trao giải thương hiệu thường niên lớn nhất tại Hàn Quốc, những người chiến thắng cũng nhận được sự quan tâm hàng đầu và sự tin tưởng của người tiêu dùng trên toàn quốc.
Kixx, thương hiệu dầu nhớt GS Caltex’s đã giới thiệu một dòng dầu động cơ mới được thiết kế dành riêng cho xe hybrid. Được sản xuất tại Hàn Quốc với các thành phần chất lượng hàng đầu, Kixx HYBRID là đỉnh cao của công nghệ dầu nhớt Hàn Quốc.
Viscosity Index (VI) - Chỉ số độ nhớt: là đại lượng định nghĩa không có đơn vị, biểu hiện cho sự phụ thuộc của độ nhớt theo nhiệt độ của chất lỏng có tính nhờn (như dầu nhờn, dầu gốc, dầu thực vật...). VI là thông số rất quan trọng thường được đề cập trong ngành công nghiệp dầu nhờn.
“Dầu động cơ càng đặc càng tốt” đó là suy nghĩ sai lầm mà không ít người sử dụng hay chủ phương tiện còn mắc phải. Không ít người lựa chọn cho chiếc xe yêu quý của mình những loại dầu động cơ đặc hơn để rồi thấy rõ sự xuống cấp của nó. Vậy nên bạn cần tìm hiểu ảnh hưởng độ nhớt dầu động cơ đến chiếc xe và thiết bị của mình.